5 Công Trình Kiến Trúc Có Thiết Kế Kì Lạ Ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, không khó để bắt gặp những tòa nhà cao chọc trời, những dãy nhà đồ sộ, thậm chí cả những kiến trúc kì lạ đến khó hiểu, thu hút sự tò mò của không ít khách du lịch đến “mục sở thị”. Tuy nhiên, những tòa nhà có kiến trúc kì lạ này được cho là gây ra khá nhiều tranh cãi không chỉ bởi hình dáng “mất thẩm mỹ” mà còn tiêu tốn khá nhiều chi phí xây dựng

1. Tòa nhà Wuliangye ở Tứ Xuyên

Về cơ bản kiến trúc kỳ lạ của tòa nhà này lấy cảm hứng từ một chai rượu, được phóng đại đến độ cao 66,8 mét và là trụ sở chính của công ty Wuliangye. Đây được biết đến là một trong những kiến trúc khá độc đáo tại Trung Quốc, thang máy sẽ dẫn lên đến tầng cao nhất là “nắp chai” – nơi bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Tứ Xuyên.

isocms

Tòa nhà Wuliangye ở Tứ Xuyên

Tuy nhiên, kiến trúc kỳ lạ này cũng chính là điều gây ra nhiều tranh cãi, khiến tòa nhà đứng thứ 3 trong danh sách những tòa nhà xấu nhất tại Trung Quốc vào năm 2012.

2. Tòa nhà Fangyuan ở Thẩm Dương, Liêu Ninh

Tòa nhà 25 tầng này được thiết kế bởi C.Y. Lee - kiến trúc sư thiết kế tòa nhà Taipei 101 ở Đài Loan được xếp hạng tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi Burj Khalifa ở Dubai xuất hiện năm 2010.

Hoàn thành vào năm 2001, tòa nhà văn phòng và thương mại này có mặt tiền hình tròn với một hình vuông ở giữa, lấy cảm hứng từ tiền xu bằng đồng cổ biểu tượng cho sự giàu có trong truyền thống Trung Quốc.

isocms

Tòa nhà Fangyuan ở Thẩm Dương, Liêu Ninh

Thật đáng tiếc, chính thiết kế hình đồng xu đầy ý nghĩa này của Fangyuan lại khiến tòa nhà lọt danh sách 10 tòa nhà xấu nhất trên thế giới của CNN, nhưng cũng được nhận danh hiệu tòa nhà sáng tạo nhất tại một hội nghị thiết kế kiến trúc ở Venice (Ý).

3. Sân vận động Quốc gia tại Bắc Kinh

Khi nhắc tới những kiến trúc kỳ lạ và đặc biệt tại Bắc Kinh, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Sân vận động Quốc gia “tổ chim” được đặt tại Bắc Kinh. Đây là một trong số những sân vận động nổi tiếng và độc đáo nhất kể từ khi xây dựng cho Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 và cũng từ đó trở thành “thương hiệu” của thể thao Trung Quốc khiến cả thế giới biết đến.

isocms

Sân vận động Quốc gia tại Bắc Kinh

Với hình dáng giống như tổ chim, Sân vận động Quốc gia Trung Quốc được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Thụy Sĩ Jacques Herzog và Pierre de Meuron, và Ai Weiwei người Trung Quốc. Chi phí xây dựng 3,5 tỷ nhân dân tệ (728 triệu đô la Mỹ), sân vận động có diện tích tới hơn 258.000 m2 và có thể sức chứa 91.000 người.

4. Viện nghiên cứu năng lượng Vũ Hán tại Vũ Hán, Hồ Bắc

Lấy cảm hứng từ bông hoa lily kiêu sa, xòe nở đầy quyến rũ, tòa nhà này được thiết kế bởi các công ty kiến trúc sư Soeters Van Eldonk và Grontmij, bắt đầu vào năm 2010 và dự kiến hoàn thành trong năm nay.

isocms

Viện nghiên cứu năng lượng Vũ Hán tại Vũ Hán, Hồ Bắc

Với chiều cao khoảng 140m, toàn bộ những tấm pin mặt trời, tuabin gió và ống khói trung tâm được tận dụng tối đa hết công suất để thông gió, tạo không khí thoáng đãng bên trong cho tòa nhà đặc biệt này. Dự kiến tòa nhà sẽ được hoàn thiện với diện mạo màu xanh, thậm chí còn xây cả lá bao quanh kiến trúc hoa kỳ lạ.

5. Khách sạn Beijing Tianqi (Emperor) tại Lang Phường, Hà Bắc

Nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, khách sạn 10 tầng này luôn tự hào với kiến trúc xây dựng theo hình ảnh Phúc Lộc Thọ - các vị thần tại Trung Quốc tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng và tuổi thọ. Tòa nhà cao to sừng sững, nổi bật giữa đô thị, với lối vào nằm ở chân của một trong 3 vị thần, nhiều người đi qua không khỏi giật mình khi ngước nhìn.

Được xây dựng vào năm 2000, khách sạn Beijing Tianzi đạt kỷ lục Guinness với danh hiệu "tòa nhà tượng hình lớn nhất thế giới". Tuy nhiên theo trang Frommers, Beijing Tianzi được bình chọn là tòa nhà xấu nhất Trung Quốc vào năm 2012.

isocms

Khách sạn Beijing Tianqi (Emperor) tại Lang Phường, Hà Bắc

Tòa nhà mang dáng dấp của 3 vị thần này khiến không ít người tò mò muốn đến “mục sở thị” và trở thành một trong những điểm check-in thú vị tại Hà Bắc khi du lịch Trung Quốc.